Những năm gần đây, nhiều gia chủ yêu thích và quan tâm tới các mẫu nhà mái dốc thay vì mái bằng đơn giản. Tuy nhiên các gia đình thường băn khoăn và đặt câu hỏi với kiến trúc sư angcovat: Nên xây nhà mái Nhật hay mái Thái? Dưới đây là câu trả lời của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng.
1. Nên xây nhà mái Nhật hay mái Thái? – Ưu điểm riêng của từng kiểu nhà
Rất nhiều gia chủ vẫn chưa phân biệt được thế nào là nhà mái thái và nhà mái Nhật thì như nào? Trong phần này kiến trúc sư sẽ đưa ra một vài đặc điểm dễ nhận dạng nhất của hai kiểu nhà phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay: Nhà mái Nhật và nhà Mái Thái.
– Nhà mái Nhật: Xuất phát từ đất nước mặt trời mọc. Nhà kiểu Nhật truyền thống là quy thức xây cất truyền thống của Nhật Bản với một số đặc điểm: nhà cửa chủ yếu làm bằng gỗ, sàn nâng cao khỏi mặt đất, mái dốc lợp ngói hoặc tranh. Thiết kế bên trong không xây tường vách mà ngăn buồng bằng cửa lùa (fusuma) nên có thể tùy biện điều chỉnh không gian lớn nhỏ. Sàn nhà bằng gỗ, lát chiếu, không kê bàn ghế gì cả mà quỳ hay ngồi bệt trên sàn. Khi cần thì trải nệm nằm ngủ hoặc dùng bàn thấp. Giường ghế thì mãi đến thế kỷ 20 mới phổ biến. Dù vậy từ thế kỷ 19, kiến trúc phương Tây đã du nhập Nhật Bản, tiếp theo là các kiểu hiện đại, và hậu hiện đại khiến Nhật Bản ngày nay có vai trò tiên tiến trong các ngành thiết kế, kiến trúc và công nghệ xây cất.
– Nhà mái Thái: Mái nhà cấu trúc kiểu mái thái rất phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện nay, đa số ở những kiểu nhà 1,2,3 tầng đều sử dụng kiểu mái này. Cũng như tên gọi của nó, mái thái xuất phát từ Thái Lan du nhập sang nước ta, đặc điểm là có độ dốc khá lớn, ban đầu chủ yếu lợp bằng mái ngói Thái.
Ngoài đặc điểm chung duy nhất của hai loại mái này là sử dụng ngói dán và có độ dốc thì mái Nhật và mái Thái có những sự khác biệt như sau:
– Mái Thái có độ dốc lớn hơn mái Nhật, nếu như mái Thái được thiết kế chóp nhọn thì mái Nhật có độ bằng tương đối ở trên đỉnh chóp.
– Mái ngói dốc Nhật cũng có dạng gần giống với kiểu mái Thái như những mẫu nhà biệt mái Thái ở nước ta, nhưng độ dốc của những mái nhà kiểu Nhật thấp hơn nhiều so với mái Thái thường là nhỏ hơn <40% độ dốc đủ để thoát được nước mưa và tạo một khuôn mái cân bằng đồng đều đẹp.
– Mái Nhật còn được gọi là mái lùn vì độ dốc mái nhẹ, mở rộng ra các hướng khác nhau, có thiết kế chồng lớp. Nhà mái Nhật được phân thành 2 loại: mái ngói dốc và ngói bằng bê tông
+ Mái ngói dốc: độ dốc gần tương tự như mái Thái nhưng độ dốc nhỏ hơn, phát triển ra nhiều hướng, bao gồm những mái nhỏ giao mái lớn, xếp chồng lớp lên nhau, tạo cảm giác lượn sóng, bắt mắt.
+ Mái ngói bằng: không phải là mái đổ bằng vuông vắn như những mẫu Biệt thự Hiện đại mà là một sự phá cách nhỏ trong thiết kế hình khối mái: được đổ rộng và dài ra bốn góc nhằm tránh nắng, mưa hắt vào trong nhà. Kiểu mái này thể hiện được sự trẻ trung, tối giản nên được các gia đình trẻ rất ưa chuộng.